Hôm nay, mình sẽ tiếp tục kể một số địa điểm bí ẩn khác của Trung Quốc cũng hấp dẫn không kém. Nếu các bạn yêu thích khám phá thì không thể bỏ qua những nơi này!
Bí ẩn của động Hoa Sơn
Nằm ở ngoại ô quận Đồn Khê thuộc thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Quần thể hang động Hoa Sơn là nơi gắn với nhiều truyền thuyết huyền bí, mỗi hang động cao từ 10 – 20 m, được đục khoét bằng tay từ cách đây hơn 1700 năm.
Tổng cộng có 36 hang động, hang lớn nhất trong số này là hang Qingliang, hay còn được gọi là “Cung điện dưới đất” vì quy mô hùng vĩ của nó.
Hang động này có tổng chiều dài 170m trên một diện tích 12.600 m2, có thể có ít nhất 50.000 m3 đá đã được đào ra khỏi đây. Bên trong hang động, người ta tìm thấy một cây cầu bằng đá và nhiều lối đi dẫn tới các gian khác nhau. Những hình ảnh được khắc lên đá có cái lên tới 16.000 năm tuổi, trong khi cái gần đây nhất là 690 năm tuổi.
Các ghi chép lịch sử không giải thích tại sao người cổ đại đào hang Hoa Sơn, nhưng một số người cho rằng đây có thể là những gì sót lại sau khi người cổ đại khai thác đá để xây dựng một thị trấn gần đó, hoặc cũng có thể là mộ hoàng tộc bị lãng quên.
Lời nguyền tại lăng mộ Thành Cát Tư Hãn
Tương truyền, trong gần 800 năm qua lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn luôn được bảo vệ bởi một lời nguyền để không bị phát hiện.
Năm 2002, một nhóm khảo cổ học Mỹ đã tuyên bố tìm thấy ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn. Ngay khi rút khỏi khu vực này, đội thám hiểm đã phát hiện ra được một bức tường dài 2 dặm bảo vệ quanh lăng mộ. Từ bức tường này bất ngờ phun ra rất nhiều loại rắn độc.
Người ta nói rằng, trước khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào năm 1227, ông từng ra lệnh không cho phép ai biết tới vị trí lăng mộ của mình.
Thế giới cổ đại dưới sa mạc Taklamakan
Trong ngôn ngữ của Uigur, Taklamakan có nghĩa là bạn có thể vào đó nhưng không bao giờ có thể thoát ra được và đó là lý do tại sao sa mạc còn được gọi là “Biển tử thần”. Vì vậy, người xưa quan niệm rằng một khi đi vào sa mạc Taklamakan, không có thứ gì có thể thoát ra được. Taklamakan nằm ở khu tự trị Tân Cương, bao phủ một khu vực rộng lớn hơn 33.700 km2. Đây là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc và cũng được xem là sa mạc cát chảy lớn thứ hai thế giới.
Cách đây một thời gian dài, nhà cửa và đền miếu từng được xây dựng trong lòng sa mạc được mệnh danh là “biển chết” này. Tuy nhiên, ngày nay mọi thứ bao gồm các di tích quý báu, đã bị chôn vùi bên dưới lớp cát khổng lồ. Nhiều năm qua, các nhà khảo cổ đã bắt đầu khám phá một vài bí mật bên trong địa điểm “một đi không trở lại” này.
Ngoài vị trí là tuyến đường thương mại thiết yếu trong “con đường tơ lụa” kết nối phương Đông và phương Tây, sa mạc Taklamakan được cho đang giấu đi một thế giới cổ đại bên dưới nó. Một số dấu tích của nhà cửa, đền miếu và thành phố cổ của nước Lâu Lan đã được tìm thấy bên dưới sa mạc Taklamakan.
Các thi hài có từ cách đây 4.000 năm được phát hiện trong khu vực. Cuối thập niên 1980, người ta cũng tìm thấy một số xác ướp được bảo vệ tốt, ước tính có ít nhất 3.000 năm tuổi, các xác ướp cho thấy con người thời điểm đó có tóc hoe đỏ và một số đặc điểm giống người Châu Âu. Họ không phải là tổ tiên của người Trung Quốc hiện đại.
Thành cổ dưới hồ Phủ Tiên
Trải dài trên diện tích khoảng 212 km2, hồ nước ngọt Phủ Tiên đi qua các huyện Trừng Giang, Giang Xuyên và Hoa Ninh của tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.
Hồ Phủ Tiên được xếp vào hồ lớn thứ ba và là hồ sâu nhất tại Vân Nam. Với điểm sâu nhất lên tới 155m, đây cũng là hồ nước ngọt sâu thứ hai tại Trung Quốc.
Hồ Phủ Tiên nổi tiếng nhờ quần thể động vật có một không hai bên trong hồ, nhưng hơn hết là một thành phố bí ẩn nằm sâu dưới đáy hồ.
Theo người dân địa phương, vào một ngày đẹp trời, người ta có thể nhìn thấy hình ảnh mờ ảo của một thành phố dưới đáy hồ nếu quan sát từ một ngọn núi gần đó. Để làm rõ thực hư, một nhóm khảo cổ Trung Quốc, với sự trợ giúp của tàu ngầm đã tiến hàng khảo sát hồ Phủ Tiên.
Năm 2001, họ phát hiện các công trình bằng đá bên dưới hồ, bao phủ một khu vực xấp xỉ 2,4 – 2,7 km2. Trong cụm kiến trúc cổ được tìm thấy, có một công trình hình kim tự tháp cao hơn 20 mét.
Họ dùng phương pháp định niên đại carbon đối với vỏ sò bám vào các khối đá, xác định rằng thành phố cổ này có 1750 năm tuổi, tức đã bị nhấn chìm trong thời nhà Hán. Thành phố cổ này có khả năng là những gì còn sót lại của thời kỳ nhà Điền – một nước cổ với nền văn minh tiên tiến biến mất sau năm 86 trcCN.
Vậy tại sao nền văn minh cổ này lại kết thúc số phận bên dưới đáy hồ? Một số chuyên gia cho rằng thành cổ bí ẩn đã rơi vào lòng hồ trong một trận động đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp nào đủ thuyết phục để giải thích về sự tồn tại của thành phố cổ bên dưới hồ Phủ Tiên.
Thung lũng Tre Đen
Tiếng tăm của “thung lũng chết” ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, còn gọi là “thung lũng tre đen”, nó trở nên nổi tiếng là sau sự kiện 100 người đột ngột biến mất tại đây vào mùa hè năm 1950.
Nằm cách núi Emei khoảng 100 km về phía Tây Nam, “thung lũng tre đen” được mệnh danh là “Tam giác quỷ Bermuda” của Trung Quốc. Thung lũng trải rộng trên một vùng diện tích khoảng 180 km2 và là một nơi có vẻ đẹp hiếm có, nơi sinh sống của nhiều loài động vật – thực vật quý hiếm.
Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong vẻ đẹp kỳ vĩ đó là những sự kiện kỳ lạ khoa học không thể giải thích; là những vụ mất tích bí ẩn, nơi chứa những khối sương mù dày đặc như nuốt chửng con người và sinh vật, chưa kể đến khả năng là biến dạng la bàn, thời gian và từ tính….
Truyền thuyết kể lại rằng, “thung lũng tre đen” là nơi sinh sống của người Yi từ thời cổ đại. Người Yi thường truyền tai nhau những câu chuyện đáng sợ về vùng đất mà họ sinh sống. Câu chuyện kể lại rằng, trong thung lũng có những nơi cấm kỵ bước chân của con người, những ai cố gắng xâm nhập đều bị thần linh trừng phạt.
Vì thế, người Yi không bao giờ dám bước qua Shimenguan (có nghĩa là Cổng Đá) bởi Shimenguan là cái nôi của tổ tiên họ và việc xâm nhập là hoàn toàn bị nghiêm cấm. Có những người và một sô loài động vật bước qua Shimenguan đều biến mất không dấu vết.
Sự bí ẩn đến kỳ lạ của “thung lũng tre đen” càng khiến các nhà khoa học, nhà thám hiểm và những du khách ưa khám phá giải mã. Tuy nhiên, kết cục của họ đều kỳ lạ như chính cái tên “thung lũng chết” mà nhiều người vẫn hay gọi vậy.
Sau sự kiện 100 người mất tích không thể giải thích tại “thung lũng tre đen”, vùng đất bí ẩn này lại tiếp tục khiến nhiều người sợ hãi với vụ việc một đoàn lữ hành gồm các nhà địa lý bị màn sương dày đặc trong rừng “nuốt chửng” năm 1962, chỉ duy nhất người dẫn đường may mắn sống sót.
Người này kể lại rằng: “Ngay khi đoàn thám hiểm bước vào thung lũng, một đám sương mù dày đặc vây lấy đoàn người. Người ta ngje thấy những âm thanh rất mơ hồ nhưng lại không rõ là thứ âm thanh gì. Khi màn sương mù tan, âm thanh đó cũng biến mất, cùng đoàn người….”
Năm 1976, cũng có 3 thành viên thuộc đội khảo sát rừng Tứ Xuyên biến mất hoàn toàn trong “thung lũng tre đen”, không ai hiểu nổi chuyện gì đã diễn ra.
Với quyết tâm giải mã bí ẩn của “thung lũng tre đen”, một nhóm các nhà khoa học đã tổ chức chuyến thám hiểm đến khu vực bí ẩn ở Tứ Xuyên. Họ nói rằng, những vụ việc kỳ lạ đó xảy ra có lẽ do hơi độc đậm đặc từ những thực vậy chết phân hủy và khiến con người nghẹt thở, sau đó mất phương hướng và chết tại những khe đất trong thung lũng.
Một số nhà khoa học khác lại cho rằng, các thảm kịch xảy ra tại “thung lũng tre đen” là vì nơi đây có một khu vực sở hữu lực từ cực mạnh, khiến cho la bàn nhiễu loạn, khiến con người dễ bị mất phương hướng và trí nhớ. Tất cả dẫn đến những vụ việc mất tích và cái chết thương tâm trong rừng sâu.
Sau khi đo đạc, các chuyên gia địa lý tin rằng không ngẫu nhiên mà Kim tự tháp Ai Cập, tam giác quỷ Bermuda và thung lũng tre đen đều ở cùng “vĩ độ chết” với những đặc điểm chung là la bàn không hoạt động, có sương mù và thường xuyên xảy ra các vụ mất tích kỳ lạ.
Bởi thế, người ta cho rằng “thung lũng tre đen là cánh cổng không – thời gian, đưa con người đến một vùng không gian khác, ở một thời gian khác, tương tự như những vụ biến mất kỳ lạ ở tam giác Bermuda.
Còn đây là link phần 2 của “Những chuyện kinh dị sau cung cấm” các bạn ghé xem nhé!