Mấy năm trước cuốn tiểu thuyết “Thập Tông Tội” của tác giả Tri Thù đã gây sốt cộng đồng đọc truyện yêu thích thể loại kinh dị, linh dị, trinh thám và bộ truyện cũng được chuyển thể thành phim năm 2010, với nội dung kể về 10 vụ án kinh thiên động địa được dựa trên nguyên mẫu 10 vụ án có thật từng gây chấn động toàn Trung Quốc.

Một bộ truyện sau khi đọc xong gây ám ảnh, tiếc nuối, đau thương cho người đọc thì bên cạnh đó cũng có những bài hát được liệt vào “Thập Đại Cấm Khúc” – Những bài hát hiến cho nhiều người sau khi nghe đều muốn tự sát!!!

Vậy đó là những bài hát nào?!

DELIVER ME (KHÚC CA SÁM HỐI)

Đây là bài hát được đề cử đầu tiên trong “Thập Đại Cấm Khúc”.

Bài hát “Deliver me” được viết bởi một nhà soạn nhạc người Mỹ. Ông viết bài hát này như một lời chuộc tội cho quyết định về cái chết của ông, một bài sám hối tưởng chừng bình thường trong tôn giáo nhưng đã dẫn đến hàng ngàn vụ tự tử.

Với những người tín đồ sùng đạo, khi họ làm điều gì tội lỗi thường đứng trước Chúa để ăn năn, sám hối, nhưng trừ việc tự sát thì hoàn toàn không có cơ hội đó, không được miễn xá hay thứ tội. Vì Thiên Chúa tạo ra con người từ chính hình tượng của ngài, sinh mệnh này từ ngài mà ra, vậy nên không được tự tiện đoạt lấy.

Chính vì vậy, khi họ thú nhận tội lỗi trước Chúa, họ sẽ ngày lại ngày không chịu nổi thực tại thống khổ, những trừng phạt, những dày vò chờ đợi vận mệnh của mình. Cho nên, khi nghe “Khúc ca sám hối”, cái chết không còn khủng khiếp nữa, cái chết đến càng nhanh, con người càng được giải thoát sớm khỏi những ngày chờ đợi thời điểm rời xa địa ngục trần gian, mà vươn đến thiên đường lý tưởng, kết thúc nhân sinh đau khổ, giải phóng chính mình. Do đó, bài hát còn có tên là “Ác ma khúc – bài hát của quỷ”.

Tuy nhiên, vì giai điệu của bài hát quá bi thương nên đã bị cấm trên toàn cầu và không tìm được ở bất cứ đâu nữa. Những phiên bản bài hát này, ngoài lời tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt đã được dịch ra, thì tất cả những gì bạn tìm thấy là những đoạn nhạc không lời không rõ nguồn gốc, không có chứng cứ để khẳng định chắc chắn đó là “Khúc ca sám hối”.

Dưới đây là một đoạn lời trong phiên bản tiếng Trung:

Ngửi mùi máu thơm, ta tìm được cung điện an hồn

Hoa lặng lẽ mọc, lặng lẽ cạnh nhau

Không có ánh trăng, lại dịu dàng lại ra yên tĩnh?

Bãi cỏ mục hương, mùi thối rữa lấp đi thân mình

Những tinh linh lẻn thần đi gặp gỡ

Hay tưởng niệm một hồi ức đau thương?

Dây mây xanh che khát vọng đơn phương

Chờ đến ngày nếm bát canh vương máu

“Người yêu dấu nhất, có phải người cũng giống như ta

Đợi ái tình đơm hoa, được cùng nhau mai táng?”…

(Dịch: Deffghost Unity)

Nội dung bài hát trên là kể về một người phụ nữ đã tự tử một cách tuyệt vọng sau khi bị chồng phản bội. Nếu các bạn muốn nghe thì hãy để trạng thái thoải mái và ổn định nhất vì bài hát rất dẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc người nghe.

13 PAIRS OF EYES (ĐÔI MẮT THỨ MƯỜI BA)

Trong “Thập Đại Cấm Khúc” bài này xếp thứ hai trong danh sách cấm.

Theo quan niệm Phương Tây con số 13 là một con số không may mắn, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo, không ai thích con số này bởi vì nó tượng trưng cho Judas – đệ tử thứ 13 của Chúa Jesus. Ông đã phản bội Chúa một cách không thương tiếc khiến ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Bởi vậy con số thứ 13 mang lại điềm xấu xa, đau khổ.

Theo truyền thuyết, “Đôi Mắt Thứ 13” là một đôi mắt nguyền rủa, bất cứ ai chạm vào nó dường như đều sẽ nhìn chằm chằm và đi đến vòng tay tử thần một cách không ý thức, không ai biết có bao nhiêu sinh mạng đã bị giết bởi đôi mắt này.

“Đôi Mắt Thứ 13” được cho là bản nhạc có nguồn gốc từ các bộ lạc nguyên thủy của Châu Phi. Đây là một bản nhạc cổ xưa và bí mật. Ý định sáng tác của tác giả không rõ.

Người ta nói rằng vào Thế kỷ 20, một bộ lạc có tên Cameroon đã chết vì tự sát tập thể, lý do được cho là họ đã chết sau khi nghe bài hát này. Vì vậy, bản nhạc đã bị cấm phát hành và tất cả các bản thảo quang phổ được viết bằng tay đã bị chính phủ Châu Âu đem tiêu hủy. Tuy nhiên, người ta đồn rằng đâu đó vẫn còn sót lại một đoạn nhạc của bản nhạc.

Năm 1991, một nhạc sĩ nổi tiếng đã bí mật mua nó đem về phổ lại, có thể ban đầu anh ta tò mò và không tin những lời đồn đại trước đó, nhưng sau khi hoàn thành bản nhạc gốc anh ta đã hát và nghe liên tục trong nhiều giờ. Sau đó vị nhạc sĩ đã đốt cháy quang phổ trong tay, tự cào rách hai bàn tay mình và nhảy từ cửa sổ để tự vẫn. Kể từ đó, tất cả các tin tức liên quan đến “Đôi Mắt Thứ 13” đã biến mất hoàn toàn.

Không giống như “Khúc ca sám hối” chấp nhận lời kêu gọi của Chúa để từ biệt trốn trần gian khổ đau, “Đôi Mắt Thứ 13” là lời nguyền, là lời kêu gọi của ác quỷ. Bản nhạc mà các bạn nghe trên mạng chỉ được phổ lại từ bản phổ sót lại không đáng tin cậy, cũng không thể chắc chắn được nó có phải là bản nhạc gốc còn sót lại của “Đôi Mắt Thứ 13” hay không.

Trích đoạn lời bài hát:

Tôi không biết nếu tôi mở đôi mắt thứ mười ba trong giấc mơ của bạn.

Ước mơ của bạn là im lặng, tôi gieo hạt sen trong giấc mơ của bạn.

Tôi biết rằng bạn dang hát một bài hát của một con chim trong giấc mơ của bạn.

Tôi cũng biết rằng bạn là những giọt nước mắt khi bạn rời đi.

Nhưng cặp mắt thứ mười ba trỗi dậy trên cánh đồng lúa mì.

Chiếu sáng sự thất vọng và cắt ngang vết thương trong đêm…

BLACK FRIDAY

Bài hát “Black Friday” được viết tại Pháp vào năm 1932, nhưng đã tiêu hủy vào năm 1945. Trong vòng 13 năm tồn tại đã có hàng trăm vụ tự tử sau khi nghe bài hát này. Hầu hết mọi người đều muốn đi tới cái chết vì không thể chịu đựng được giai điệu buồn thê lương của bài hát. Vì thế tác giả của bài hát đã vô cùng hối hận vì không nghĩ tới bài hát lại mang điểm chết chóc cho mọi người, nên ông đã hợp tác cùng chính phủ Châu Âu tiêu hủy bài hát.

“Black Friday” là một bản nhạc thuần túy chủ yếu đi kèm với piano, người ta truyền rằng không ai có thể cười sau khi nghe xong bài hát. Nhẹ thì tâm thần phân liệt trầm cảm, nặng thì kết liễu bản thân.

Lý giải cho việc trong vòng 13 năm lại có nhiều người sau khi nghe bài hát có tâm trạng buồn, hoảng loạn dẫn đến tự tử là vì trong giai đoạn 1932 – 1945 là thời kỳ kinh tế đại suy thoái, thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ II khốc liệt nhất. Nhiều người thất nghiệp, gia đình li tán, nạn đói khắp nơi nên khiến họ bị tác động tâm lý mạnh mẽ dẫn đến muốn kết liễu cuộc đời sau khi nghe “Black Friday”.

Cho đến những thập niên 60 -70, khi tình hình kinh tế phát triển hơn, chính trị thế giới ổn định, giai điệu buồn của bài hát cũng không còn tác động tâm lý muỗn tự tử cho người nghe nữa.

Thực ra, bài “Black Friday” bạn đang nghe chỉ là một tin đồn trên mạng, bài hát gốc của nó là “Gloomy Sunday” (Chủ Nhật U Ám), tiếng Hungary: Szomorú Vasárnap được viết vào năm 1933 bởi một nhà soạn nhạc tự học Hungary – Rezsõ Seress (1899 – 1968).

Bài hát viết về chính tâm trạng của tác giả khi đang đau khổ vì mất người yêu. Ban đầu, ca khúc này bị nhiều hãng đĩa từ chối nhưng vài tháng sau, ông Rezso may mắn khi được một công ty đồng ý thu nhận và từ đó bài hát được phát hành. Bài hát này mang ca từ ảm đạm, điệu nhạc vô cùng u uất và buồn thảm. Tuy nhiên, chẳng ai có thể ngờ rằng một bài hát lại gây nên hàng loạt vụ tự tử, bao gồm cả tác giả sáng tác nên nó.

Khỏang 2 năm, sau khi bài hát Gloomy Sunday được phát hành, một người đàn ông đến từ thành phố Budapet, Hungary đã bước vào quán café yêu cầu nhạc công chơi bài hát này. Ông vừa nhấm nháp champane, vừa thưởng thức bản nhạc một cách bình thản. Tuy nhiên, khi bài hát vừa kết thúc, người đàn ông bước ra khỏi quán rượu rồi lôi một khẩu súng ra, kết liễu cuộc đời mình bằng một phát súng bắn chí mạng vào đầu.

Khoảng một tuần sau đó, tại thủ đô Berlin của Đức, một nữ nhân viên bán hàng được tìm thấy trong tư thế treo cổ tự tử tại nhà, dưới chân cô cảnh sát tìm thấy một tờ giấy in bản nhạc “Gloomy Sunday”.

Không lâu sau, tại New York, Mỹ một cô thư ký xinh đẹp cũng tự tử bằng khí gas trong căn hộ cung cư của mình. Tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh, bên trong có ghi yêu cầu hãy chơi bản nhạc “Gloomy Sunday” trong đám tang của cô….. và còn nhiều vụ tự tử khác cũng đều liên quan đến ca khúc này. Sau đó, nhiều quốc gia đã cấm lưu hành bài hát này, không phát sóng tại những buổi phát thanh, đám tang hay nơi công cộng.

Sau khi báo chí đưa tin về hàng loạt vụ tự tử liên quan tới bài hát của mình, ông Rezso đã vô cùng khó hiểu và hoảng loạn, ông thậm chí còn nhận hàng loạt đơn kiên vì bài hát của mình. Mặc dù đã lên tiếng giải thích đó chỉ là bài hát nói về sự thất tình nhưng ông Rezso không lý giải được vì sao nó có liên quan tới nhiều vụ tự sát, cuộc đời ông cũng vì thế mà rơi vào vực thẳm. Năm 1968, có lẽ vì không chịu được áp lực, nhạc sĩ này đã treo cổ tự tử tại nhà mình.

Trích đoạn trong bài hát:

Ngày chủ nhật thật ảm đạm.

Với những cái bóng tôi đang đắm chìm

Trái tim và bản thân tôi đã có quyết định

Hãy để tất cả kết thúc

Chẳng bao lâu sẽ có những ngọn nến và vài lời cầu nguyện

Nó đã nói cho tôi biết như thế

Nhưng đừng để họ khóc

Hãy để họ biết:

Rằng tôi ra đi trong hạnh phúc…

TO BE CONTINUED…