Hai Bài Hát Nghe Rợn Nhất Trong Thập Đại Cấm Khúc

ROOM OF ANGEL (CĂN PHÒNG CỦA THIÊN SỨ)

Đây là bài hát đứng vị trí thứ 5 trong “Thập đại cấm khúc”. “Room Of Angel” là một ca khúc do Mary Elizabeth McGlynn trình bày, Akira Yamaoka soạn nhạc và Joe Romersa, Hiroyuki Owaku phụ trách viết lời. Ca khúc là nhạc chủ đề của game kinh dị “Silent Hill 4: The Room”.

Nội dung bài hát nói về một đứa trẻ đã lớn bị mẹ vứt bỏ, đó là tâm trạng đầy phức tạp khi nó đối mặt với cái chết của người mẹ, nhưng cũng đầy oán hận vì luôn bị thờ ơ, bài xích, vứt bỏ. Mặt khác, sâu thẳm trong lòng nó lại yêu tha thiết mẹ mình, cho dù tới tận giờ bà vẫn chưa từng yêu nó. Nó dâng lên bà khúc hát ru tiễn biệt cuối cùng, nhưng nó sẽ không rơi một giọt lệ tiếc thương nào.

Với những âm điệu tăm tối, sâu sắc, cảm giác sợ hãi, đồng thời cũng không thiếu sự thành kính, hiến dâng. Bài hát mang đến cảm giác mâu thuẫn giằng xé giữa thánh khiết và bóng tối, giữa biết ơn và oán trách.

Bài hát này còn được coi là “bài hát tử thần” hay “bài hát linh hồn”. “Room Of Angel” khá giống với các bài hát trong nhà thờ nhưng giai điệu nghe u uất ngột ngạt hơn với các bài thánh ca rửa tội. Thêm vào đó toàn bộ bài hát đi kèm với tiếng trống mạnh mẽ và chậm rề làm cho người nghe dấy lên tâm trạng khó tả.

Vì vậy, tuy bài hát có giai điệu giống thánh ca, nhưng lại mang tới cảm giác ám ách, âm u nên đã bị cư dân mạng liệt vào trong “Thập đại cấm khúc”.

Một đoạn trong bài hát:

Thứ nhỏ bé chằng đáng kể ấy

Đang nằm ngủ say ở nơi sâu trong linh hồn tôi

Hay là mẹ đã giấu nó đi

Có lẽ nó đã biến mất trong mương máng nào đó cũng có lẽ đã tung bay lên giữa tầng mây cao

Có lẽ không có mẹ, con sẽ hạnh phúc hơn…

GIÁ Y (ÁO CƯỚI)

Năm 2005 Ngô Hồng Phi ca sĩ chính của ban nhạc “Con đường hạnh phúc” đã phát hành một album mang tựa đề “Con cá trong phòng của con rắn” trong đó có bài hát “Gía Y”. Sau khi phát hành, bài hát trở thành đề tài tranh luận sôi nổi do lời bài hát quá kinh dị. Vì bất luận là từ giai điệu cho đến lời bài hát đều vô cùng dồn nén, khiến cho người nghe phải ớn lạnh, không muốn nghĩ tới nhưng trong đầu lại bất giác lặp lại. Và quay xung quanh bài hát này cũng có rất nhiều phiên bản, mình đã tập hợp được các phiên bản sau:

Phiên bản đầu tiên: Có lời đồn cho rằng ca khúc này được phổ từ một bức di thư, câu chuyện về bức di thư tuyệt mệnh đó như sau:

Có một nữ sinh viên đại học, cô và bạn trai rất yêu nhau. Vào ngày tốt nghiệp, cô gái đã trao thân cho chàng trai. Nhưng sau khi chiếm được cô gái, chàng trai đã ruồng bỏ cô. Quen cô chỉ là vì một trò cá cược với bạn bè, ở bên cô chỉ là muốn chiếm đoạt lấy cô. Bây giờ đã đạt được mục đích hắn liền lạnh lùng vứt bỏ cô đi với người khác. Cô gái van xin nhưng vô ích.

Từ đó về sau cô gái như biến thành con người khác, buổi sáng cô giam mình trong phòng không nói chuyện với ai. Trời vừa tối, cô lại trang điểm đậm đi ra ngoài đến một quán bar ngồi ở một góc uống rượu. Không một ai dám đến gần cô, bởi vì cô mặc trang phục rất quái dị, đôi mắt đen trống rỗng, sâu thẳm một cách đáng sợ.

GÍA Y

Vào một ngày vì uống rượu quá nhiều mà cô gái bị ngộ độc phải nhập viện, ngày hôm sau giấy xét nghiệm cho biết cô đã mang thai. Về đến nhà, cô gái mang tờ giấy xét nghiệm ném vào thùng rác nhưng không may tờ giấy lại rơi vào tay mẹ cô. Buổi tối hôm đó, cô gái vẫn trang điểm đậm, vẫn ngồi ở một góc của quán rượu, uống một mình, sau đó tự tổn thương mình rồi lảo đảo xiêu vẹo rời đi.

Về đến nhà, cô bị mẹ mình chặn ở cửa, nhìn thấy bộ dạng của cô bà liền tát cô một cái rồi hỏi ba đứa bé là ai. Cô gái không trả lời, đi vào phòng đóng cửa mặc cho mẹ cô kêu la ở bên ngoài. Trong phòng, cô gái mặc một chiếc váy cưới đỏ thẫm. Mái tóc đen nhánh dài đến hông. Đôi mắt to màu đen, sâu thẳm, đôi môi đỏ như máu…… cô nhớ, chàng trai đã từng nói với cô, sau khi tốt nghiệp sẽ để cô mặc một chiếc áo cưới đỏ gả cho hắn. Mà cô mỗi ngày tự giam mình ở phòng chính là để hoàn thành cái váy cưới này.

Cô ngồi trước bàn trang điểm, nhìn vào gương cười lạnh, trên tờ giấy trắng thấm đẫm máu, cầm lên một cây bút đỏ viết ra ước nguyện, giấc mộng, hôn lễ, tang lễ của cô.

Cuối cùng, cô gái uống vào một viên thuốc trắng nằm ở trên giường, cầm dao cắt không ngừng vào người mình, máu đỏ chảy ra nhuộm cả ga trải giường.

Cô gái mỉm cười, chầm chậm nhắm hai mắt lại…

Khi mẹ cô và hàng xóm xông vào, đập vào mắt bọn họ là thân thể chằng chịt vết cắt đỏ tươi đầy máu trên người cô.

Nghe nói, ngày cô gái hạ táng cũng là ngày chàng trai kết hôn. Tại hôn lễ, vào lúc chàng trai đang trao nhẫn cưới cho người vợ của mình thì trời đổ mưa, nước mưa toàn một màu đỏ! Mưa nhuộm đỏ hôn lễ, áo cưới màu trắng trên người vợ hắn ta cũng nhuốm màu đỏ biến thành một chiếc váy cưới đỏ thẩm.

Phiên bản thứ hai: Cô muốn dành đêm đầu tiên của mình cho vị hôn phu trong đêm tân hôn, nhưng chỉ một ngày trước lễ tân hôn, trên đường đi lấy váy cưới, cô đã bị hãm hiếp. Sau khi vị hôn phu biết chuyện đã không một lời từ biệt mà bỏ rơi cô. Cô gái vì quá yêu mà đi tìm anh, tìm hoài không thấy, tìm tới quên mình thất sắc chỉ để tìm anh.

Đến một ngày, cô tìm được anh, thì anh đã là một người cha, một người chồng. Vì vậy cô tuyệt vọng! Nghĩ anh không còn là của cô nữa, anh hoàn toàn quên cô, cuộc đời này của anh không còn bóng dáng cô nữa. Cho nên, cô leo lên đỉnh tòa nhà cao nhất thành phố, trên người mặc chiếc váy cưới màu trắng và cất tiếng hát “Mùa xuân năm ấy không phải lỗi của tôi”, rồi cô nhảy xuống, váy cưới trắng xóa dần dần thấm đẫm máu đỏ tươi.

Phiên bản thứ ba: Có một cặp tình nhân rất yêu nhau, sẵn sàng đi tới kết hôn. Một đêm nọ, chàng trai muốn lần đầu tiên của cô gái và họ đã cùng nhau. Sau một đêm dâng hiến, cô không nghĩ mình sẽ bị bỏ rơi, anh ta đã phản bội cô. Mẹ cũng trách cô rất nhiều, làm thế nào lại dễ dãi trao thân khi chưa kết hôn. Tuyệt vọng tới thấu tâm can, cô đã uống thuốc ngủ tự tử để quyên đi nỗi đau dai dẳng.

GIÁ Y

Trước khi chết, cô mặc giá y đỏ, cô cất tiếng hát như để nguyền rủa người đàn ông bội bạc kia: “Tôi hi vọng rằng người phụ nữ bạn đang vuốt ve sẽ chảy máu, và tôi hy vọng rằng cơ thể bạn đang vuốt ve kia bị thối rữa”, “thỏa thuận bí mật” chỉ ra đây là điểm hẹn giữa nam và nữ, “giá y” ám chỉ đến việc cô bị rách màng trinh, “độc” là tinh dịch nam. Cô đã nguyền rủa người yêu của mình là “máu” và “thối rữa”, “một đêm xuân ấy không phải là lỗi của tôi” là bày tỏ sự bất mãn của cô ấy vì đã tin người một cách mù quáng.

Phiên bản thứ tư: Cũng là một cô gái sắp kết hôn, cô hạnh phúc đợi từng ngày tới hôn lễ của mình. Không may vào một ngày, cô đã bị hãm hiếp bởi một gã đàn ông sau giờ tan làm. Cô gái không dám nói với ai, nhưng vì quá đau khổ đành thổ lộ với mẹ, mẹ cô nói với cô không được nói chuyện này với chồng sắp cưới, nhưng cuối cùng đêm trước ngày hôn lễ cô không kìm được đã thú thật mọi chuyện với vị hôn phu vì tin rằng anh sẽ không bỏ rơi cô, nhưng gia đình chồng giàu có lại gia quy, anh đã bỏ mặc cô vì không muốn bị đàm tiếu khi cô không còn trọn vẹn.

Vào đêm ngày đáng lẽ là ngày kết hôn, cô mặc váy cưới màu trắng nằm trong ngôi nhà mới của cô và anh. Nằm trên giường tân hôn, cắt cổ tay tự sát. Máu của cô nhuộm đỏ cả chiếc váy trắng, trên bàn phấp phới bay xuống một bức di thư.

Phiên bản cuối cùng: Cô gái có một người mẹ kế rất trẻ trung và xinh đẹp. Cô đưa bạn trai về nhà ra mắt nhiều lần. Sau này, cô phát hiện mẹ kế và bạn trai dan díu với nhau. Người mẹ kế đã đầu độc cô, nên trước lúc chết cô hát bài hát này để nguyền rủa người bạn trai và mẹ kế.

Ngoài ra cư dân mạng còn phát hiện ra một số điểm thú vị của bài hát:

Bài hát có thời lượng là “5 phút 21 giây” như thể muốn nói rằng dẫu biết bị phản bội, bị lừa dối nhưng “Em vẫn còn yêu anh”, cho đến cuối cùng vẫn không thể buông bỏ.

Ca sĩ kết thúc lời bài hát ở 4 phút 44 giây. Số 4 là số tử không mang điềm lành nên cũng không ai thích nó. Đây là một sự trùng hợp hay là cố ý?

Sau khi những câu chuyện đáng sợ liên quan đến bối cảnh bài hát được lan truyền rộng rãi, tác giả của bài hát – Ngô Hồng Phi cũng đã đứng ra đính chính rằng mình sáng tác bài hát này trong trạng thái cảm xúc cực kỳ tệ, cô đã tự giam mình trong phòng suốt nhiều ngày để tìm cảm hứng viết bài mới. Thế nên đây chỉ là một bài tình ca bình thường, chứ không hề có bất kỳ câu chuyện ẩn giấu nào đằng sau như người ta đã đồn đại. Tuy nhiên, đến bây giờ bài hát vẫn được cho là ám ảnh người nghe và nằm vị trí thứ 6 trong “Thập đại cấm khúc”.